Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình

Ngày 18/02/2021 - 14:46:00 | 125 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị (số 9 tại văn bản số 11038/VPCP-QHĐP): Các chính sách hỗ trợ Covid-19 như gói 16.000 tỷ, 62.000 tỷ và nhiều chính sách khác chưa thực sự đến được với doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là công nhân, thủ tục, quy trình, điều kiện và đối tượng áp dụng chưa hợp lý dẫn đến doanh nghiệp và người lao động bị tác động trực tiếp rất khó khăn trong tiếp cận gói hỗ trợ này. Đề nghị Chính phủ quan tâm, nghiên cứu có chính sách phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn như: giảm thuế, giảm tiền thuê đất, giãn, hoãn tiền bảo hiểm xã hội…và hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Trả lời:

1. Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó đến nay còn nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đang còn hiệu lực như:

- Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 quy định về lệ phí môn bài.

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 2 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành cải cách thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19.

- Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 135/2020/QH14 về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, trong đó nhất trí với các giải pháp Chính phủ đã trình để tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 2) (Nghị quyết số 180/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2020).

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Quyết định sửa đổi các Nghị quyết và Quyết định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách và đơn giản hóa thủ tục cho vay để trả lương ngừng việc cho người lao động (Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2020).

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 12/2020/TT-NHNN ngày 11 tháng 11 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2020/TT-NHNN ngày 07 tháng 5 năm 2020 quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đồng thời nghiên cứu việc kéo dài thời gian áp dụng quy định tại 21 Thông tư điều chỉnh giảm mức thu phí, lệ phí đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 (văn bản số 14246/BTC-CST ngày 20 tháng 11 năm 2020).

2. Về các giải pháp điều hành của Chính phủ trong thời gian tới

Năm 2021, dự báo tình hình đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là đối với đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải hàng không. Ngày 01 tháng 01 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó, đề cao việc tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới, cụ thể:

(i) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh; tiếp tục củng cố trạng thái bình thường mới. Kiểm soát phù hợp người nhập cảnh, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Xem xét mở lại các đường bay thương mại quốc tế khi điều kiện cho phép, bảo đảm phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid- 19. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phát triển vắc-xin và có giải pháp để người dân tiếp cận vắc-xin phòng dịch Covid-19 sớm nhất;

(ii) Chủ động bố trí nguồn lực và triển khai các giải pháp phù hợp, kịp thời (trong đó có các giải pháp tín dụng, tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí...) để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị mất việc, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập do đại dịch Covid-19 và khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành vụ, du lịch, hàng không...

Theo quy định tại Nghị Quyết số 01/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết trước ngày 20 tháng 01 năm 2021. Trong đó, cần có các nội dung triển khai nhiệm vụ thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới được Chính phủ thông qua.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác