Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình

Ngày 23/09/2020 - 09:53:00 | 95 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị (số 27 tại văn bản số 6531/VPCP-QHĐP):

Đề nghị Chính phủ quan tâm xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù cho các xã vùng CT229 như: hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị; chính sách hỗ trợ đặc thù để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và cơ chế đặc thù hỗ trợ cán bộ, con em trên địa bàn xã.

Trả lời:

Theo thống kê đến tháng 6 năm 2020, hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực dân tộc hiện hành được quy định tại 118 văn bản có quy định liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Trong đó, có 55 văn bản quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và vùng CT229.

Hệ thống chính sách dân tộc được chia thành 3 nhóm:

(1) Nhóm chính sách theo dân tộc và chính sách đặc thù từng dân tộc, nhóm dân tộc;

(2)  Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, địa bàn;

(3) Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực ngành.

Về quan điểm: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là đầu tư cho phát triển, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia đi liền với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đạt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó, giao Chính phủ: “Quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù”.

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, hiện nay, Chính phủ đang triển khai xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình theo quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và có cơ chế điều hành quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong thời gian tới sẽ được thực hiện ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi cả nước. Chính sách cho con người sẽ chủ yếu tiếp cận theo nguyên tắc là người dân tộc thiểu số, đúng đối tượng sẽ được thụ hưởng, không phân biệt ở vùng sâu, vùng xa hay ở vùng khác. Đối với nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn sẽ có những chính sách hỗ trợ đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tập quán của các dân tộc.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 25/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý bảo vệ và xây dựng, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vùng CT229 đã được chăm lo hỗ trợ các chính sách từ nguồn ngân sách trung ương như chính sách xã đặc biệt khó khăn (CT135) cho tất cả các xã CT229,... Như vậy, Nhà nước đã có chính sách đặc thù cho vùng CT229. Đến nay chưa có văn bản thay thế Quyết định số 2156/QĐ-TTg, do vậy chính sách áp dụng CT135 cho tất cả các xã CT229 của tỉnh Hoà Bình và các xã CT229 trong cả nước vẫn tiếp tục thực hiện./.

 


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác